Hiện nay, theo thống kê của các chuyên gia y tế, viêm túi mật là một trong những biến chứng tiêu hóa thường gặp nhất là ở người trung tuổi trở lên. Viêm túi mật nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và đa phần là phải cắt bỏ túi mật.
1. Viêm túi mật là gì?
Túi
mật của bạn là một cơ quan nhỏ hình quả lê ở bên phải bụng, dưới gan. Túi mật
chứa mật dạng lỏng được tiết ra từ gan, đổ vào ruột non có vai trò hòa tan chất
béo giúp tiêu hóa thức ăn.
Viêm
túi mật là tình trạng nhiễm trùng ở túi mật. Nếu không được chữa trị kịp thời
có thể dẫn đến tình trạng thủng túi mật.
2. Triệu chứng viêm túi mật
Viêm
túi mật có 2 dạng:
Viêm
cấp tính (xảy ra đột ngột):
-
Đau dữ dội ở bụng trên bên phải;
-
Đau vùng vai phải hoặc lưng;
-
Trong trường hợp nghiêm trọng, túi mật thủng làm tràn mật vào bụng gây đau dữ dội
và đe dọa tính mạng cần cấp cứu ngay lập tức;
-
Ngoài ra, có thể có buồn nôn, nôn, sốt.
Viêm
túi mật mạn tính (viêm nhiều lần trong vài tháng, năm):
-
Buồn nôn;
-
Nôn;
-
Sốt;
-
Đau vùng bụng trên bên phải;
-
Đau giữa bụng khi chạm vào.
Các
triệu chứng viêm túi mật thường xảy ra nhiều và mạnh nhất là sau khi ăn, mật phải
co bóp để tống mật vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn.
3. Nguyên nhân bị viêm túi mật
Viêm
túi mật có thể được gây ra bởi:
Sỏi mật
Thông
thường, viêm túi mật là kết quả của các hạt cứng phát triển trong túi mật tạo
thành sỏi gọi là sỏi mật. Sỏi mật chặn đường lưu thông làm tắc nghẽn mật khiến
mật tích tụ gây viêm.
Nhiễm trùng
AIDS
và một số bệnh do nhiễm virus có thể kích hoạt viêm túi mật.
Khối u
Khối
u có thể chèn ép, ngăn chặn mật thoát ra khỏi túi mật gây ra sự tích tụ mật dẫn
đến viêm túi mật.
Vấn đề khác
Một
số vấn đề về mạch máu làm giảm lưu lượng máu đến túi mật cũng có thể dẫn đến
viêm túi mật.
Tắc
nghẽn ống mật do sẹo nằm trên ống mật cũng có thể dẫn đến viêm túi mật.
4. Đối tượng có nguy cơ bị viêm túi mật
Những
đối tượng sau có nguy cơ cao bị viêm túi mật hơn so với người bình thường:
-
Người ở độ tuổi trung niên trở lên;
-
Người ăn nhiều chất béo, mắc bệnh béo phì;
-
Người thường xuyên nhịn đói, dạ dày – ruột thường xuyên trống rỗng;
-
Tác dụng phụ từ một số loại thuốc đặc trị;
-
Phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ cao hơn phụ nữ bình thường.
5. Bệnh viêm túi mật có nguy hiểm không?
Viêm
túi mật nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến một số biến chứng
nghiêm trọng như:
-
Nhiễm trùng trong túi mật: Nếu mật tích tụ gây viêm túi mật, mật có thể bị nhiễm
trùngư;
-
Hoại tử túi mật: Viêm túi mật không được điều trị có thể làm cho mô trong túi mật
bịhoại tử. Đó là biến chứng phổ biến nhất đặc biệt là ở những người lớn tuổi,
người mắc bệnh tiểu đường;
-
Thủng túi mật do sưng túi mật, nhiễm trùng hoặc hoại tử;
-
Ung thư túi mật.
6. Chẩn đoán viêm túi mật
Xét nghiệm máu
Xét
nghiệm máu giúp phát hiện túi mật có bị nhiễm trùng hay không.
Thông
thường, số lượng bạch cầu trong máu nếu tăng cao là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Thực
hiện sinh hóa máu cũng có thể đánh giá chức năng thận, gan.
Siêu âm
Siêu
âm ổ bụng để đánh giá viêm túi mật.
Siêu
âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của túi mật và ống mật. Nó được sử
dụng để xác định các dấu hiệu viêm liên quan đến túi mật và có thể giúp hiển thị
sỏi mật một cách rõ ràng trên màn hình thiết bị siêu âm.
X quang túi mật
Tiêm/uống
chất cản quang sau đó chụp X-quang ngực bụng giúp đánh giá các rối loạn của
gan, túi mật và ống mật.
Trong
viêm túi mật cấp tính, nó có thể phát hiện tắc nghẽn ống mật.
Chụp cắt lớp vi tính
Chụp
cắt lớp vi tính (CT) sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của bụng, gan,
túi mật, ống mật và ruột để giúp xác định viêm túi mật hoặc tắc nghẽn dòng chảy
mật hoặc đôi khi cũng có thể phát hiện sỏi mật.
Chụp cộng hưởng từ
Chụp
cộng hưởng từ (MRCP) tạo ra hình ảnh chi tiết về gan, túi mật, ống mật, tuyến tụy
và ống tụy.
Đây
là phương pháp giúp phát hiện sỏi mật, viêm túi mật hoặc viêm ống mật hay tắc
nghẽn dòng chảy mật.
7. Điều trị viêm túi mật
Điều trị nội khoa
-
Sử dụng thuốc giảm đau;
-
Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng;
-
Chế độ ăn uống: chế độ ăn kiêng giảm chất béo, chia nhỏ bữa ăn và ăn số lượng
ít để giảm áp lực cho mật.
Điều trị ngoại khoa
-
Phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật trong khi bệnh nhân được gây mê;
-
Phẫu thuật mở bằng cách thực hiện một vết cắt ở bụng và loại bỏ túi mật trong
khi bệnh nhân được gây mê.
Nếu
không thể phẫu thuật, bệnh nhân có thể được tư vấn thực hiện các biện pháp sau
nếu mật bị chặn do sỏi:
-
Tán sỏi túi mật qua da;
-
Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP;
-
Chụp đường mật qua da (PTC)./.
Nguồn: KhamBenh.net