Header Ads Widget

Bệnh thiếu máu. Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam tình trạng thiếu máu rất thường gặp ở người dân. Rất nhiều người nghĩ rằng thiếu máu là một “bệnh”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là là một hội chứng xuất hiện ở nhiều bệnh khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng thiếu máu như: Do thiếu yếu tố tạo máu (sắt, acid folic và/hoặc vitamin B12), do bệnh lý hồng cầu (bệnh tan máu bẩm sinh), do tủy xương giảm sinh hoặc rối loạn sinh các tế bào máu: suy tủy xương, rối loạn sinh tủy, bệnh máu ác tính, ung thư di căn…

Người bệnh cần được thăm khám, làm nhiều xét nghiệm để chẩn đoán, tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ mới đưa ra được phác đồ điều trị thích hợp.

THIẾU MÁU LÀ GÌ?

Thiếu máu là tình trạng giảm hemoglobin (HGB) trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống, gây ra các biểu hiện thiếu oxy ở các mô và tổ chức của cơ thể.

Mức độ giảm hemoglobin trong máu xuống 5% so với giá trị tham chiếu (theo tuổi, giới, điều kiện sống) có giá trị chẩn đoán xác định tình trạng thiếu máu.

CÁC MỨC ĐỘ THIẾU MÁU:

Việc xếp loại thiếu máu chủ yếu dựa vào nồng độ huyết sắc tố:

– Thiếu máu nhẹ: Huyết sắc tố từ 90 đến 120 g/L.

– Thiếu máu vừa: Huyết sắc tố từ 60 đến dưới 90 g/L.

– Thiếu máu nặng: Huyết sắc tố từ 30 đến dưới 60 g/L.

– Thiếu máu rất nặng: Huyết sắc tố dưới 30 g/L.

TRIỆU CHỨNG CỦA TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU?

Tùy vào mức độ thiếu máu người bệnh bị thiếu máu sẽ có những triệu chứng như:

– Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, giảm tập trung, chán ăn; cảm giác tức ngực, khó thở nhất là khi gắng sức hoặc đi lại nhiều; cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.

– Da xanh, niêm mạc nhợt; móng tay khô, dễ gãy; tóc khô, dễ rụng; mất kinh ở nữ.

NGUYÊN NHÂN

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng thiếu máu, về cơ bản có thể chia thành 3 nhóm nguyên nhân như sau:

– Mất máu: Do chảy máu (người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa, bệnh trĩ, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài…).

– Tan máu: Do tăng phá hủy hồng cầu vì nguyên nhân tại hồng cầu hoặc nguyên nhân khác (bệnh tan máu bẩm sinh hoặc miễn dịch, sốt rét…).

(Xem thêm: Thuê xe limousine tphcm)

– Giảm hoặc rối loạn sinh máu:

+ Do tủy xương giảm sinh hoặc rối loạn sinh các tế bào máu: suy tủy xương, rối loạn sinh tủy, bệnh máu ác tính, ung thư di căn…

+ Hoặc do thiếu yếu tố tạo máu như: erythropoietin, acid amin, acid folic và vitamin B12, thiếu sắt…

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị

– Xác định và điều trị theo nguyên nhân; phối hợp điều trị nguyên nhân và truyền bù khối hồng cầu.

– Chỉ định truyền chế phẩm khối hồng cầu dựa vào huyết sắc tố và lâm sàng.

– Duy trì lượng huyết sắc tố tối thiểu từ 80 g/L (những trường hợp có bệnh lý tim, phổi mạn tính nên duy trì từ 90 g/L).

Điều trị một số nguyên nhân cụ thể

1. Thiếu máu thiếu yếu tố tạo máu

Do thiếu sắt:

– Tìm và điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt: Có thể do u xơ tử cung, trĩ, giun móc…

– Chế độ ăn giàu sắt: Rau xanh, bí ngô, nho, chuối, thịt nạc, thịt bò, lòng đỏ trứng.

– Bổ sung sắt theo đường uống hoặc tĩnh mạch.

– Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi định kỳ 1-2 tuần/lần cho đến khi nồng độ huyết sắc tố đạt 100 g/L, sau đó kiểm tra định kỳ hàng tháng đến hết phác đồ.

Do thiếu acid folic và/hoặc vitamin B12

– Tìm và điều trị nguyên nhân: Tổn thương gan do rượu, cắt đoạn dạ dày…

– Chế độ ăn: Rau xanh, đậu đỗ, các loại nấm, chuối, dưa hấu, thịt, cá, gan, trứng.

– Bổ sung chế phẩm acid folic: 5mg hàng ngày trong vòng 4-6 tháng; vitamin B12: 1mg tiêm bắp 3 lần/tuần, tổng liều 10mg; sau đó duy trì 1mg/tháng.

– Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi định kỳ hàng tháng để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.

2. Thiếu máu do tan máu tự miễn

– Điều trị ức chế miễn dịch bằng corticoid: Điều trị bằng Methylprednisolone liều thông thường hoặc liều cao.

– Điều trị gamma globulin tĩnh mạch

Chỉ định: Cơn tan máu rầm rộ hoặc khi không đáp ứng hoặc chống chỉ định dùng methylprednisolone.

– Cắt lách

+ Chỉ định khi không đáp ứng hoặc phụ thuộc corticoid với liều trên 20mg/ ngày và/ hoặc không có điều kiện sử dụng gamma globulin tĩnh mạch.

+ Phải cân nhắc với những người bệnh dưới 25 tuổi vì nguy cơ nhiễm khuẩn nặng sau cắt lách.

– Điều trị hóa chất và các thuốc ức chế miễn dịch

Chỉ định với những trường hợp tái phát sau cắt lách và những phương pháp điều trị khác.

– Một số phương pháp điều trị khác

+ Kháng thể kháng CD20 (rituximab): Chỉ định chủ yếu trong trường hợp thất bại khi sử dụng các phác đồ trên;

+ Kháng thể kháng CD52 (alemtuzumab*): Chỉ định chủ yếu trong các trường hợp tan máu tự miễn do bệnh lý dòng T lympho.

+ Trao đổi huyết tương: Ít chỉ định, trừ khi hiệu giá tự kháng thể quá cao. Thường trao đổi khoảng 60% thể tích huyết tương của người bệnh.

+ Ngoài ra còn có thể sử dụng danazol, tia xạ vùng lách hoặc ghép tế bào gốc tạo máu… Tuy nhiên, hiệu quả còn thấp và phức tạp, nhiều biến chứng.

3. Thiếu máu do tủy giảm sinh

– Điều trị hỗ trợ: Truyền khối hồng cầu, khối tiểu cầu…

– Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại: Nguồn tế bào gốc từ người cho trong gia đình (máu ngoại vi, dịch tủy xương hoặc máu dây rốn) hoặc người cho không cùng huyết thống.

(Xem thêm: phòng khám nhi đồng)

– Điều trị ức chế miễn dịch bằng ATG (anti-thymocyte-globuline. Ngoài ra có thể sử sụng thêm một số thuốc khác.

4. Thiếu máu do bệnh lý hồng cầu bẩm sinh

– Truyền khối hồng cầu, duy trì huyết sắc tố khoảng 90 g/L. Tốt nhất là truyền khối hồng cầu hòa hợp nhóm tối đa (phù hợp phenotype).

– Thải trừ sắt định kỳ, đặc biệt khi nồng độ ferritin vượt quá 1.000 ng/ml.

– Cắt lách: Sẽ làm giảm bớt yêu cầu truyền máu trong trường hợp α- thalassemia.

– Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài.

5. Thiếu máu do mất máu mạn

– Tìm nguyên nhân để điều trị: Cầm máu và điều trị ổ loét dạ dày-tá tràng, cắt u xơ tử cung, tẩy giun móc…

– Bù sắt và các yếu tố cần thiết cho tạo máu.

Nguồn: KhamBenh.net