Hiện nay, theo thống kê bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên gây giảm thị lực và mù lòa đứng đầu trên thế giới và tại Việt Nam. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trên 50 tuổi.
Đục thủy tinh thể là gì?
Đục thủy tinh thể (hay
đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô) là tình trạng rối loạn thị lực do cấu
trúc protein của thủy tinh thể bị thay đổi dưới tác động của các chất gây hại
sinh ra từ bên trong cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài.
Cấu trúc protein bị xáo
trộn làm thay đổi độ cong, độ trong, độ đàn hồi và độ dày của thủy tinh thể,
khiến thủy tinh thể mờ đục. Từ đó cản trở, không cho ánh sáng đi qua, gây suy
giảm thị lực, người bệnh khó khăn trong các hoạt động thường ngày như lái xe, đọc
sách báo…, thậm chí gây biến chứng mất hẳn thị lực nếu tình trạng kéo dài.
Phân loại đục thủy tinh thể
1. Theo hình thái, vị trí
- Đục nhân: Tình trạng
đục nhân xảy ra do khi tình trạng xơ cứng và chuyển màu vàng của nhân thủy tinh
thể vượt mức ở vùng trung tâm. Đây được gọi là tình trạng đục nhân thể thủy
tinh. Ở giai đoạn đầu, 2 yếu tố này gây ra một số tật khúc xạ của mắt dẫn đến
những triệu chứng như nhìn xa mờ. Đục nhân có thể xảy ra ở một bên mắt.
- Đục vỏ: Dạng đục vỏ
này có thể to ra và nhập vào nhau để tạo thành các vùng đục vỏ lớn hơn. Khi
toàn bộ vỏ từ bao tới nhân trở thành đục trắng (thủy tinh thể đục hoàn toàn) gọi
là đục chín. Tình trạng này xảy ra ở hai mắt và thường không cân xứng.
- Đục bao: Là vết đục
nhỏ ở biểu mô và bao trước thể thủy tinh nhưng không gây ảnh hưởng đến lớp vỏ.
2. Phân loại theo mức độ
Bệnh lý đục thể thủy tinh được chia thành 4 mức độ: đục bắt đầu, đục tiến triển, đục gần hoàn toàn và đục hoàn toàn.
Dù là thủy tinh thể bị
đục loại nào (trừ chấn thương) thì về cơ bản, tình trạng đục thường là do cấu
trúc và tỉ lệ các phân tử protein bị biến đổi, tạo ra những vùng mờ đục trong
thủy tinh thể, cản ánh sáng đến võng mạc và gây giảm thị lực.
Dấu hiệu đục thủy tinh thể
Tùy vào tiến triển của
bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau.
- Giai đoạn sớm có thể xuất hiện những biểu hiện như mờ mắt, khó khăn khi lái xe vào ban đêm, cảm giác như có màng che…
(Xem thêm: Vietnam car rental)
- Giai đoạn muộn những dấu hiệu rõ rệt hơn sẽ xuất hiện như màu sắc thủy tinh thể thay đổi, nhìn thấy chấm đen trước mắt, nhạy cảm hơn với ánh sáng, giảm nhận thức về màu sắc, song thị (nhìn đôi)…
Bệnh từ giai đoạn sớm đến
giai đoạn muộn thường kéo dài khá lâu, nếu không chú ý sẽ dễ lầm tưởng với các
bệnh thông thường. Vì thế, các triệu chứng ban đầu dễ bị bỏ qua, đến khi bệnh
chuyển biến nặng thì đã muộn.
Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể
Phần đông người mắc bệnh
là người lớn tuổi. Nguyên nhân đến từ quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Một
vài nguyên nhân khác như rối loạn bẩm sinh hoặc do tai nạn, chấn thương và biến
chứng của các bệnh lý toàn thân.
Ngoài ra, các chuyên
gia chia những nguyên nhân gây bệnh thành hai nhóm chính là:
1. Nguyên nhân nguyên phát
- Đục thủy tinh thể bẩm
sinh: Rối loạn di truyền, biến chứng của bệnh lý toàn thân, rối loạn chuyển
hóa…
- Đục thủy tinh thể ở
người già: Theo thống kê, có đến 80% người già trên 65 tuổi bị đục nhân mắt..
2. Nguyên nhân thứ phát
- Thường xuyên tiếp xúc
với ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử, tia X… hơn 3 giờ/ngày
- Mắc các bệnh khác ở mắt
như viêm kết mạc, bệnh giác mạc… và khắc phục không đúng cách, tái lại nhiều lần
- Thường xuyên tiếp xúc
với tia cực tím từ mặt trời
- Sử dụng thuốc gây tác
dụng phụ cho mắt (như corticoid, thuốc chống trầm cảm…)
- Cận thị thoái hóa
- Chấn thương mắt, tai
biến, di chứng sau phẫu thuật mắt
- Mắc phải các bệnh lý
mạn tính như tiểu đường, béo phì, cao huyết áp…
3. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Bên cạnh các nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến đục thủy tinh thể, các yếu tố liên quan bao gồm:
- Thiếu hụt các chất
dinh dưỡng cho mắt. Chế độ ăn uống thiếu vitamin, khoáng chất… gây suy yếu cấu
trúc protein của thủy tinh thể, lâu dần không thể đảm bảo chức năng vốn có.
- Sử dụng chất kích
thích như rượu bia, thuốc lá… thường xuyên
- Thường xuyên tiếp xúc
môi trường khói bụi ô nhiễm, khí thải chất độc hại làm gia tăng nguy cơ bị cườm
khô khi còn trẻ
- Căng thẳng
Chẩn đoán bệnh
Để xác định xem thủy
tinh thể bị đục hay không, bác sĩ sẽ xem xét lịch sử về các bệnh lý và thực hiện
kiểm tra mắt. Một số xét nghiệm có thể được chỉ định:
- Kiểm tra thị lực: Bạn
sẽ được kiểm tra lần lượt cả hai mắt thông qua biểu đồ hoặc thiết bị chuyên dụng
với bảng chữ cái nhỏ dần. Dựa vào những thông số đó, bác sĩ sẽ đánh giá thị lực
của bạn.
- Kiểm tra mắt bằng
kính hiển vi: Kính sẽ phóng đại các cấu trúc ở phía trước của mắt, giúp bác sĩ
dễ dàng phát hiện ra những bất thường bên trong mắt.
Điều trị đục thủy tinh thể
Dựa trên các giai đoạn
của bệnh, người bệnh sẽ được tư vấn biện pháp cải thiện thị lực và điều trị đục
nhân mắt một cách thích hợp.
1. Sử dụng kính hỗ trợ
Trong giai đoạn sớm, thị
lực chưa suy giảm nhiều, các bác sĩ thường cho người bệnh đeo kính hoặc sử dụng
kính lúp hỗ trợ song song với việc cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mắt. Người
bệnh nên làm việc trong môi trường ánh sáng tốt để giảm thiểu các rối loạn thị
giác.
2. Phẫu thuật
Trường hợp người bệnh
không thể sử dụng thuốc hoặc đeo kính thì cần phải phẫu thuật thay thế thủy
tinh thể nhân tạo. Phẫu thuật Phaco là một trong những phương pháp an toàn và
hiệu quả trong việc cải thiện thị lực cho người mắc bệnh.
Biện pháp phòng ngừa
- Chủ động phòng ngừa bệnh
đục thủy tinh thể từ sớm, khám mắt ngay khi có những dấu hiệu như mỏi mắt, nhìn
mờ, nhòe, nhức mắt, khô mắt, rát mắt…
- Người bệnh cao huyết áp, tiểu đường… cần chia sẻ với bác sĩ các dấu hiệu đang gặp phải, nhằm phát hiện sớm biến chứng có thể ảnh hưởng đến mắt.
- Bổ sung dinh dưỡng
thiết yếu, qua chế độ ăn uống, đa dạng thực phẩm, các loại vitamin, các dưỡng
chất chuyên biệt hỗ trợ thủy tinh thể.
- Trang bị các thiết bị
bảo hộ chuyên dụng theo đặc thù công việc, đeo kính mát khi đi ra ngoài tránh
tác hại của ánh mặt trời và khói bụi.
- Tránh xa các yếu tố
nguy cơ gây hại thủy tinh thể như rượu bia, khói thuốc lá…
Câu hỏi về đục thủy tinh thể
Chế độ ăn uống cho người sau phẫu
thuật đục thủy tinh thể?
Bệnh nhân có thể ăn uống
bình thường sau khi mổ đục thủy tinh thể. Người bệnh nên tăng cường những thực
phẩm giàu vitamin và khoáng tốt cho mắt như vitamin A, B, C… có nhiều trong rau
củ quả (như cà chua, cà rốt, bơ, các loại hạt, cải xoăn, súp lơ, rau bina…).
Không nên sử dụng rượu
bia, chất kích thích; thức ăn cay nóng…
Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm
không?
Theo thống kê, đục thể thủy tinh là nguyên nhân gây mù chủ yếu (chiếm tới 66,1%), tiếp đó là các bệnh lý đáy mắt, bệnh thiên đầu thống (glocom), tật khúc xạ…
Việc phát hiện chậm trễ,
chủ quan, phớt lờ các dấu hiệu ban đầu của bệnh là nguyên nhân chính khiến quá
trình điều trị trở nên phức tạp hoặc không thể cứu vãn. Mù lòa là biến chứng do
thủy tinh thể gây ra tạo thành gánh nặng cho bản thân người bệnh, gia đình và
xã hội.
Chưa kể, bệnh đang ngày
càng trẻ hóa, nếu không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị từ
sớm sẽ gây tổn thất lớn đến nguồn nhân lực của xã hội.
Nguồn: KhamBenh.net